Chữa viêm mũi dị ứng bằng bài thuốc dân gian khá thông dụng, an toàn, tiết kiệm mà vẫn đảm bảo thuyên giảm bệnh bên cạnh việc áp dụng chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt lành mạnh. Dẫu vậy, giải pháp này chỉ phù hợp cho bệnh lý ở mức độ nhẹ, nếu viêm mũi dị ứng ở mức nghiêm trọng hãy khẩn trương thăm khám bác sĩ để sớm điều trị đúng cách.
Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng bài thuốc dân gian
Viêm mũi dị ứng là bệnh lý lành tính, có thể kiểm soát và điều
trị bệnh nhưng cần thời gian kiên trì, kiêng cử, nghiêm túc chữa bệnh. Hãy tham
khảo các cách chữa viêm mũi dị ứng bằng bài thuốc dân gian dưới đây.
1.
Chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi
Tỏi được xem là chất kháng sinh tự nhiên nhờ hoạt chất Allicin,
hoạt chất này có khả năng ức chế, tiêu diệt virus, vi khuẩn gây bệnh, đẩy lùi
những phản ứng cũng như bội nhiễm xảy ra với cơ thể. Từ đó, thúc đẩy tăng cường
hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng cho cơ thể, hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng.
Cách dùng tỏi chữa viêm mũi dị ứng:
+ Chuẩn bị: 40g tỏi khô, 100ml rượu trắng 45 độ, một hủ thủy
tinh có nắp đậy.
+ Tỏi bóc vỏ, xay nhuyễn, sau đó cho vào bình thủy tinh, rót
rượu vào, đậy kín nắp.
+ Khi mới ngâm rượu có màu trắng, sau đó dần chuyển sang màu
đậm tựa nước trà.
+ Thỉnh thoảng nên lắc hủ rượu, để đến ngày thứ 10 là có thể
uống được. Bảo quản nơi thoáng mát, khô ráo.
Cách dùng:
+ Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần dùng một thìa cà phê.
+ Có thể pha rượu tỏi với một chút nước ấm cho dễ uống
+ Sáng dùng trước khi ăn, tối uống trước khi đi ngủ.
Lưu ý: bệnh nhân bị viêm loét dạ dày, suy
giảm chức năng gan, viêm loét thực quản cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Ngoài cách uống rượu tỏi, bệnh nhân viêm mũi dị ứng có thể
dùng tỏi giã ra lấy nước rồi trộn đều với dầu vừng và dùng bông thấm hỗn dịch
này nhét vào mũi. Phương pháp này tác động trực tiếp và hiệu quả hơn trong điều
trị.
2.
Chữa viêm mũi dị ứng bằng lá lốt
Lá lốt có tác dụng điều trị bệnh viêm mũi dị ứng bởi có chứa
nhiều tinh dầu và các hoạt chất như Flavonoid, Benzyl axetat, Ancaloit, Beta –
caryophyllene,…có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn tốt. Bệnh nhân nên sử dụng
lá lốt chữa viêm mũi dị ứng bằng cách:
Nhỏ mũi nước lá lốt: rửa sạch 4 – 5 lá lốt tươi, giã nát,
trộn với 50ml nước muối sinh lý. Dùng tăm bông thấm hỗn hợp này vào khoang mũi,
để 5 – 10 phút rồi rửa lại bằng nước sạch. Thực hiện 3 – 4 lần/ngày, liên tục
trong vòng 1 tuần.
Xông mũi: rửa sạch, vò nát một nắm lá lốt,
cho vào nồi nước đã đun sôi trước đó và bật bếp đun thêm khoảng 10 phút rồi tắt
bếp. Dùng khăn trùm kín đầu và xông mũi. Thực hiện 3 – 4 lần/tuần.
Uống nước lá lốt: rửa sạch lá lốt rồi cho vào nồi đun
sôi với khoảng 400ml nước. Chắt lấy phần nước và chia làm 2 lần uống trong
ngày.
3.
Chữa viêm mũi dị ứng bằng gừng
Trong chiết xuất của gừng có chứa thành phần 6 – gingerol,
đây là chất có khả năng ức chế chất trung gian gây viêm, tế bào lympho T với một
số dị nguyên khác từ môi trường, nhờ đó giảm được các triệu chứng của viêm mũi
dị ứng.
Cách thực hiện:
+ Chuẩn bị nguyên liệu: gừng, 1 miếng quế, mật ong, chanh.
+ Cho một muỗng canh gừng đã được thái lát mỏng với một miếng
quế nhỏ vào cốc nước sôi hãm trong 5 phút để nguyên liệu trên nhả hết tinh chất.
Sau đó cho thêm mật ong và chanh vào.
+ Uống 3 lần/ngày để cải thiện bệnh tốt nhất.
4.
Chữa viêm mũi dị ứng bằng lá húng
chanh
Theo nghiên cứu của Y học hiện đại và Đông y, lá húng chanh tồn
tại một lượng lớn tinh dầu chứa colein cùng với hợp chất mang tên phenolic, những
dưỡng chất này có khả năng điều trị tốt các bệnh lý liên quan đến tai – mũi – họng
và viêm mũi dị ứng là một ví dụ. Bệnh nhân có thể dùng lá húng chanh để xông
mũi hoặc nấu nước uống.
Cách thực hiện:
+ Chuẩn bị: 5gram lá húng chanh, 1 ít muối hạt.
+ Mang lá húng chanh đi rửa sạch
+ Dùng một ít muối hạt pha với nước vừa đủ
+ Ngâm lá húng chanh trong nước muối pha loãng từ 10 – 15
phút giúp loại bỏ tạp chất, bụi bẩn, vi khuẩn.
+ Vớt lá húng chanh ra ngoài và rửa lại với nước sạch
+ Sau đó rót thêm 250ml nước sôi vào cùng và thực hiện hãm lá
húng chanh trong 20 phút
+ Uống ngay khi còn ấm. Nên uống từ 1 – 2 lần/ngày cho đến
khi bệnh thuyên giảm.
5.
Chữa viêm mũi dị ứng bằng cây ngũ sắc
Cây hoa ngũ sắc có chứa 0,16% tinh dầu đặc, có màu vàng nghệ,
mùi thơm dễ chịu. Tinh dầu này chứa một số chất có lợi cho sức khỏe như:
cadinen, geratocromen, caryophyllen, demetoxygeratocromen và một số hoạt chất
có khả năng chống viêm, chống phù nề, dị ứng cấp và mãn tính. Từ đó, giúp giảm
nhanh triệu chứng sung, viêm niêm mạc mũi, sát trùng, giúp mũi thông thoáng, hô
hấp dễ dàng.
Cách chữa viêm mũi dị ứng
bằng cây ngũ sắc:
+ Nhỏ nước ngũ sắc chữa
viêm mũi dị ứng: rửa
sạch hoa ngũ sắc bằng nước muối, sau đó giã nhuyễn lấy phần nước cốt. Dùng tăm
bông nhúng với dung dịch nước cốt hoa ngũ sắc rồi nhét vào cánh mũi bị đau
viêm. Hỉ mũi sau 15 – 20 phút, thực hiện đều đặn mỗi ngày.
+ Xông hơi mũi bằng
hoa ngũ sắc chữa viêm mũi dị ứng: nấu 15 – 30g cây ngũ sắc khô với 500ml nước,
chia lượng nước trên thành 2 phần (phần dùng để xông hơi, phần còn lại để uống
vào 2 lần trong ngày). Nên uống vào trước bữa ăn khoảng 15 phút.
Ngoài những cách chữa viêm mũi dị ứng bằng bài thuốc dân gian
trên, bệnh nhân có thể uống viên Ngũ Sắc Đơn – sản phẩm thảo dược hỗ trợ phòng
ngừa và điều trị các triệu chứng của viêm mũi dị ứng, viêm xoang cấp và mãn
tính. NGŨ SẮC ĐƠN được chiết xuất từ
thành phần chính là tinh chất hoa ngũ sắc kết hợp với các dược liệu: mạch môn,
ngân hoa, diếp cá, xuyên khung, câu kỷ tử,…
Sản phẩm dưới sự phân phối của
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TÂM DƯỢC hiện nay đã có mặt tại hầu hết các nhà thuốc trên
khắp 64 tỉnh thành trong cả nước và tại các trang thương mại điện tử uy tín. Bạn có thể tham khảo thông tin sản phẩm và đặt
mua tại địa chỉ:
Website: http://ngusacdon.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/ngusacdon/
Thương mại điện tử: Lazada, Sendo, Shopee, Tiki… hoặc mua tại
các đại lý nhà thuốc trên toàn quốc.
Hi
vọng nội dung bài viết đã cung cấp đến bệnh nhân nhiều thông tin thú vị. Nếu
cần tư vấn, bạn hãy liên hệ qua Hotline: 0798 16 16 16 – 0708 18
66 60 – 0828 88 16 16 để được hỗ trợ miễn phí!
0 nhận xét trong bài "CÁCH CHỮA VIÊM MŨI DỊ ỨNG BẰNG BÀI THUỐC DÂN GIAN"
Đăng nhận xét